Gửi tin nhắn cho Hyundai
Zalo

Cảm Biến Áp Suất Lốp: Công Nghệ Hiện Đại Giúp Bảo Vệ An Toàn

Cảm biến áp suất lốp (Tire pressure sensor – TPMS) là một phụ kiện điện tử thường có trong những dòng xe hiện đại ngày nay, giúp bạn theo dõi áp suất lốp và cảnh báo bạn khi áp suất trong lốp xe thấp đến mức nguy hiểm.

Trong bài viết hôm nay, bạn hãy cùng Hyundai Bình Dương tìm hiểu thông tin chi tiết về cảm biến áp suất lốp như: cảm biến áp suất lốp là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với ô tô của bạn nhé.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp là gì?

Duy trì áp suất lốp tốt và phù hợp theo đề xuất của nhà sản xuất sẽ giúp bạn có một chuyến đi thoải mái và an toàn. Do đó, mỗi chủ xe nên thường xuyên theo dõi và duy trì áp suất lốp xe. Để hỗ trợ vấn đề này, một số nhà sản xuất đang tích hợp cảm biến vào ô tô.

Hệ thống cảm biến áp suất lốp đúng như tên gọi, chức năng của nó theo dõi áp suất của tất cả các lốp xe ô tô và nếu bất kỳ lốp nào có áp suất thấp, nó sẽ cảnh báo bằng cách sáng đèn cảnh báo trên bảng điều khiển.

Tại sao nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô của bạn?

Những lý do nên có cảm biến áp suất lốp
Những lý do nên có cảm biến áp suất lốp

Có ba lý do chính mà bạn nên chú ý đến áp suất lốp:

Lý do thứ nhất: An toàn

Lốp non hơi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn. Khi áp suất thấp, lốp xe sẽ bị hỏng, việc hỏng hóc này sẽ làm tăng quãng đường dừng xe để khắc phục sự cố hoặc khiến xe mất kiểm soát.

Lý do thứ hai: Tiết kiệm nhiên liệu

Lốp xe non là một trong những yếu tố khiến hiệu suất vận hành xe giảm và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Do đó, bạn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí nhiên liệu nếu lốp xe của bạn trong tình trạng tốt nhất.

Lý do thứ ba: Tăng tuổi thọ của lốp

Lốp non hơi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lốp xe và tăng nguy cơ nổ lốp. Ngoài ra, lốp non hơi sẽ mòn nhanh hơn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải thay chúng thường xuyên hơn.

Phân loại cảm biến áp suất lốp

Có hai hệ thống giám sát áp suất lốp được sử dụng tùy thuộc vào năm sản xuất, nhà sản xuất. Cảm biến trực tiếp sử dụng cảm biến ở mỗi bánh xe để đo trực tiếp áp suất lốp tại bất kỳ thời điểm nào. Trong khi cảm biến gián tiếp sử dụng cảm biến tốc độ bánh xe để xác định một cách tương đối sự thay đổi áp suất khi xe đang chuyển động.

Phân loại cảm biến áp suất lốp
Phân loại cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp trực tiếp

Hệ thống giám sát áp suất lốp trực tiếp sử dụng các cảm biến áp suất riêng và chuyên dụng cho từng lốp được gắn ở đầu van lốp xe dùng để đo lượng khí trong lốp. Loại cảm biến này còn được chia thành 2 loại là gắn trong và gắn ngoài.

Cảm biến áp suất lốp gián tiếp

Cảm biến gián tiếp hoạt động theo cách khác, không sử dụng cảm biến áp suất không khí trong lốp xe. Các hệ thống gián tiếp phát hiện sự mất áp suất bằng cách sử dụng các cảm biến tốc độ bánh xe ABS để đọc tốc độ bánh xe tương đối nhằm tạo ra các chỉ số áp suất để so sánh giữa cả 4 lốp.

Nguyên lý đằng sau hệ thống này là một khi lốp non hơi, nó sẽ bắt đầu quay nhanh hơn dự kiến ​​– điều này sau đó sẽ dẫn cảnh báo áp suất thấp trong lốp xe được gửi đến bảng điều khiển.

Tham khảo các dòng xe Hyundai:

Kinh nghiệm chọn lựa cảm biến áp suất lốp

Do nhu cầu sử dụng là khác nhau, nên bạn có thể chọn lựa loại cảm biến phù hợp theo các tiêu chí sau:

Những tiêu chí chọn lựa cảm biến áp suất lốp
Những tiêu chí chọn lựa cảm biến áp suất lốp

Chọn lựa theo vị trí lắp đặt

Cảm biến áp suất được gắn bên trong: là loại được gắn bên trong lốp xe ô tô, loại van cảm biến này sẽ được thay thế cho van lốp xe ban đầu.

  • Ưu điểm: Do được đặt bên trong lốp xe nên khi sử dụng bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về việc bị mất trộm cảm biến. Ngoài ra, nó cũng không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của xe.
  • Nhược điểm: do vị trí gắn phức tạp nên khi hỏng hóc việc sửa chữa trở nên khó khăn.

Cảm biến áp suất được gắn bên ngoài: là loại được gắn ở bên ngoài, cụ thể là ở đầu van lốp xe.

  • Ưu điểm: dễ dàng nhận thấy là loại cảm biến này sẽ dễ dàng sửa chữa và thay thế khi xảy ra hỏng hóc.
  • Nhược điểm: khả năng bị mất cắp là cao, ngoài ra được gắn bên ngoài nên tính thẩm mỹ cũng kém hơn loại được gắn bên trong.

Chọn cảm biến sử dụng pin sạc hoặc pin mặt trời

Để hạn chế tình trạng hết năng lượng do tần suất sử dụng thường xuyên thì bạn nên chọn lựa loại cảm biến được cung cấp năng lượng bằng ánh sáng mặt trời hoặc trực tiếp sử dụng năng lượng của ô tô trong trường hợp di chuyển vào ban đêm.

Khả năng kháng nước và lắp đặt

Hai tiêu chí quan trọng được nhiều bác tài truyền tai nhau khi mua cảm biến áp suất lốp chính là khả năng kháng nước (tiêu chuẩn kháng nước IP67) và khả năng dễ lắp đặt đối với cảm biến lắp ngoài.

Giá thành sản phẩm

Lựa chọn cảm biến có giá thành phù hợp với nhu cầu của bạn. Tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như xuất xứ, tính năng và chất lượng mà giá của cảm biến dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Kết luận

Lốp xe là một trong những bộ phận quan trọng của ô tô. Nhưng đáng buồn thay, chúng cũng là một trong những bộ phận bị nhiều chủ xe/lái xe bỏ qua nhất. Lốp non hơi không chỉ là vấn đề an toàn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và tuổi thọ của lốp.

Có thể thấy cảm biến áp suất lốp là một trang bị an toàn rất quan trọng trong xe của bạn bên cạnh hệ thống phanh ABS, hệ thống cân bằng điện tử (ESP), v.v…. Hy vọng bài viết về cảm biến áp suất lốp mà Hyundai Bình Dương vừa chia sẻ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hyundai Bình Dương luôn tận tâm chăm sóc khách hàng 24/7





    Khuyến mãi bán hàng tháng 03